Tin
NATO. Mar 23-2022. NATO ước tính rằng có tới 40.000 quân Nga đã thiệt
mạng, bị thương, bị bắt hoặc mất tích trong tháng đầu tiên diễn ra cuộc
chiến của Điện Kremlin ở Ukraine, một quan chức liên minh xác nhận với
NBC News.
Trong số đó, khoảng 7.000 đến 15.000 quân Nga đã thiệt
mạng, theo quan chức này, người giấu tên để chia sẻ đánh giá tình báo
mới nhất của NATO về cuộc chiến đang diễn ra.
Các quan chức Nga
trước đây từ chối tiết lộ công khai bao nhiêu binh sĩ của họ đã thiệt
mạng trong khi chiến đấu ở Ukraine. Hôm thứ Ba, người phát ngôn Điện
Kremlin Dmitry Peskov nói rằng việc tiết lộ những số liệu như vậy là
"đặc quyền riêng" của Bộ Quốc phòng Nga.
“Về các con số, ngay từ
đầu chúng tôi đã đồng ý rằng chúng tôi không có quyền phát biểu chúng
trong chiến dịch quân sự đặc biệt,”
Lầu Năm Góc trước đó đã phủ
nhận việc xác nhận bất kỳ ước tính được báo cáo nào về số lượng binh sĩ
Nga đã thiệt mạng hoặc bị loại khỏi chiến trường.
Một quan chức
cấp cao của Quốc phòng Hoa Kỳ nói với các phóng viên trong cuộc họp hội
nghị hôm thứ Ba rằng các lực lượng Nga đang ngày càng bị bao vây bởi các
vấn đề tiếp tế và chỉ huy và kiểm soát cũng như các vấn đề về tinh
thần.
“Chúng tôi đã thu thập được các dấu hiệu cho thấy một số
binh sĩ đã thực sự bị thiệt hại và bị loại khỏi cuộc chiến vì tê cóng,”
quan chức này cho biết, người từ chối nêu tên để chia sẻ chi tiết từ các
báo cáo tình báo của Hoa Kỳ,
Dưới đây là ý kiến của nhà khoa học chính trị hàng đầu Francis Fukuyama
(ĐH. Stanford), tác giả nổi tiếng của "Sự cáo chung của Lịch sử và con người cuối cùng" và nhiều tác phẩm khác. Cuốn sách này mãi đến giờ vẫn bị cấm xuất bản tại VIệt Nam,
Tôi có
quen biết Francis Fukuyama trong một chương trình ngắn ngày tại
Stanford vài năm về trước. Đọc bài báo này, tôi mới biết ông đang đi dạy
ở vùng Ban-căng, nơi rất gần khói
lửa chiến tranh của Ukraine.
Sáng nay (giờ ở Mỹ), tôi đọc được bài của ông, Bài viết ngắn, vội vàng
(chỉ gồm 12 gạch đầu dòng), khiến tôi hiểu tâm trạng xúc động của
ông lúc này. Như thể thấy ông như đang nói chuyện với chúng tôi như mọi
khi. Vì thế, tôi ngồi xuống và dịch luôn, gửi lại cho trang
Viet-stu.dies bản tiếng Việt để chia sẻ cùng mọi người.
Tôi xin dẫn lại nguyên văn dưới đây.
Tôi đang viết những dòng này từ thủ đô Skopje của Bắc Macedonia, nơi đã từ một tuần nay tôi dạy khóa học Lãnh đạo cho Phát triển
(Leadership Academy for Development) của chúng tôi. Theo dõi cuộc
chiến tranh Ukraine từ đây không có gì khác về mặt đầy đủ thông tin,
ngoại trừ nơi đây ở ngay sát vùng chiến sự xét về múi giờ, và một thực
tế là ở vùng Ban-căng có nhiều người ủng hộ
Putin hơn so với các vùng khác ở Châu Âu. Đa số họ là người Séc-bi,
theo dõi các chương trình của Sputnik.
Dưới đây tôi xin mạo muội đưa ra mấy lời tiên đoán thế này :
1.
Nga
đang đối diện với một thất bại hoàn toàn ở Ukraine. Kế hoạch của Nga
yếu kém, dựa trên giả định sai lầm rằng người Ukraine chào đón Nga và
rằng quân đội nước này sẽ
sụp đổ chóng váng khi đại quân Nga kéo tới. Lính Nga rõ ràng đã chỉ
mang theo quân phục để diễu binh chiến thắng tại Kyiv chứ không phải đạn
dược và quân nhu. Vào lúc này Putin đã gần như tung hết toàn bộ lực
lượng quân sự vào chiến dịch này – nghĩa là không
còn lực lượng dự trữ lớn nào mà hắn có thể bổ sung thêm cho chiến
trường. Binh lính Nga bị dồn tắc bên ngoài các thành phố của Ukraine,
đối diện với những khó khăn to lớn về hậu cần và hứng chịu đòn phản công
liên tục từ phía Ukraine.
2.
Sự
sụp đổ vị thế trên chiến trường của quân Nga có thể ập đến bất ngờ và
thảm khốc, chứ không phải diễn ra từ từ qua môt cuộc chiến tiêu hao sinh
lực. Quân sĩ trên mặt
trận sẽ tới lúc vừa không được tiếp tế lại không thể rút lui, cùng tinh
thần chiến đấu suy sụp. Điều này ít nhất đã đúng ở phía Bắc; quân Nga
đạt được kết quả tốt hơn ở phía Nam, nhưng vị thế ở đó cũng không thể
duy trì được nếu phía Bắc tan vỡ.
3. Không có giải pháp ngoại giao nào cho cuộc chiến trước khi điều này xảy ra. Không
còn một thỏa hiệp khả dĩ nào cho cả phía Nga và Ukraine khi hai bên đã phải hứng chịu những thiệt hại như tới lúc này.
4.
Hội
đồng Bảo An Liên Hợp Quốc một lần nữa được chứng thực là vô dụng. Thứ
hữu ích duy nhất là cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng, đã giúp xác định ai
là kẻ xấu và kẻ quanh
co trên thế giới này.
5.
Quyết
định của Chính quyền Biden về việc không thiết lập vùng cấm bay hoặc
chuyển máy bay tiêm kích Mig của Ba Lan cho Ukraine là đúng đắn; họ đã
giữ được cái đầu lạnh
trong một thời điểm đầy xúc cảm. Sẽ tốt hơn nhiều nếu để chính người
Ukraine đánh bại quân xâm lược Nga, không cho phép Moscow đổ lỗi là do
NATO đã tham chiến, cũng như tránh mọi khả năng leo thang có thể. Thực
tế thì đội tiêm kích MiG của Ba Lan không đóng
góp được gì thêm nhiều cho năng lực của Ukraine. Cung cấp liên tục tên
lửa xách tay Javelins, Stingers, TB2s, thuốc men, nhu yếu phẩm và thông
tin tình báo có ý nghĩa hơn nhiều. Tôi giả định là quân đội Ukraine đã
nhận sự hỗ trợ và điều hướng từ thông tin
tình báo của NATO hoạt động từ bên ngoài Ukraine.
6.
Tất
nhiên, chi phí mà Ukraine đang phải trả là vô cùng to lớn. Nhưng những
thiệt hại lớn nhất đến từ pháo kích và tên lửa của Nga, những thứ này
máy bay Mig hay vùng cấm
bay không giúp được là bao. Cách duy nhất để ngưng sự tàn phá là đánh
bại quân Nga trên thực địa.
7.
Putin sẽ không thể sống sót nếu chiến dịch của hắn thất bại. Hắn nhận
được sự ủng
hộ là vì người ta nghĩ hắn là một kẻ mạnh mẽ tài ba. Vậy còn gì để bày
ra nữa đây khi hắn bộc lộ sự yếu kém và tuột khỏi tay sức mạnh đe nẹt
người khác ?
8. Cuộc xâm lăng đã giáng một đòn chí tử vào những kẻ dân túy trên khắp thế giới, những
kẻ mà trước cuộc chiến này đều nhất loạt bày tỏ sự ủng hộ đồng cảm (sympathy)
với Putin. Những phần tử này bao gồm Matteo Salvini, Jair Bolsonaro,
Éric Zemmour, Marine Le Pen, Viktor Orbán, và dĩ nhiên là Donald Trump.
Chính trị về cuộc chiến đã phơi
bày thiên hướng độc đoán không úp mở của họ.
9.
Đến
thời điểm này cuộc chiến là bài học tốt cho Tàu Quốc. Giống như Nga,
Tàu đã xây dựng lực lượng quân đội có vẻ như là công nghệ cao trong thập
kỷ qua, nhưng lại không
hề có kinh nghiệm chiến trường. Khả năng tác chiến đáng thương hại của
không quân Nga có vẻ sẽ lặp lại với Không quân của Quân Giải phóng Nhân
dân, lực lượng vốn không có chút kinh nghiệm vận hành những chiến dịch
không chiến phức tạp. Chúng ta hy vọng là
lãnh đạo Tàu sẽ không tự lừa dối bản thân về năng lực của mình như lãnh
đạo Nga đã làm, trong việc theo đuổi tham vọng xâm lược Đài Loan.
10. Hy vọng là Đài Loan cũng tự tỉnh ngộ để nỗ lực chuẩn bị chiến đấu như nhân dân
Ukraine đã và đang làm, và tái lập chế độ quân dịch bắt buộc. Hãy không để là kẻ thất bại non kém.
11.
Máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành món hàng được mua nhiều nhất
(bestsellers).
12. Sự thất bại của Nga sẽ giúp khôi phục một làn sóng tự do mới
(“new birth of freedom”) và giúp chúng ta thoát khỏi khúc nhạc
trầm bi ai về trạng thái suy tàn của nền dân chủ tòan cẩu. Tinh thần của
năm 1989 sẽ sống dậy, nhờ những nam nữ can trường xứ Ukraine.
1. Một cốc nước sạch vì một giọt nước bẩn mà trở nên vẩn đục, nhưng một cốc nước đục không thể vì một giọt nước sạch mà trở nên tinh khiết.
2. Nếu bạn thực sự tài năng, thì bạn sẽ không sợ mình không may mắn.
3. Đừng sợ đi chậm. Chỉ sợ đứng yên.
4. Trên đời không có sự phân biệt rõ ràng giữa bi kịch và hỷ kịch, nếu bạn có thể bước ra từ bi kịch, đó là hỉ kịch. Nếu bạn chìm đắm mãi trong hỉ kịch, đó là bi kịch.
5. Nếu không đọc sách, đi vạn dặm đường chẳng qua
cũng chỉ là một người đưa thư.
6.Cái khuy áo đầu tiên sai, cái sau cùng khó mà chữa được.
7. Bạn bè thực sự không phải là những người có thể ngồi với nhau nói chuyện cả ngày không hết mà là những người ngay cả khi chẳng nói với nhau câu nào vẫn không cảm thấy ngại ngùng.
8. Ngựa thường dễ bị khuỵu chân trên những con đường đất mềm, con người dễ ngã gục trong những lời đường mật.
9. Đừng sợ rằng bạn không biết một cái gì đó.
Hãy sợ rằng bạn không chịu tìm hiểu về nó.
10. Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước.
Từ khi đến Hoa Kỳ và sau một thời gian ổn định công ăn việc làm cũng như đời sống người Việt tỵ nạn cộng sản đã bắt đầu sinh hoạt tập thể như những hội đoàn cựu Quân Nhân, nơi nào có đông người Việt đều có Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia và từ đó bắt đầu có nội quy để sinh hoạt làm nền tảng phương thức và lập trường của hội đoàn đang sinh hoạt. Đính kèm phía trên là Tôn Chỉ Hoạt Động và Nội Quy của Hội CQN Nha Kỹ Thuật.
Một thời gian sau đó Hội Nha Kỹ Thuật cũng được ghi danh với Tiểu Bang California (Articles of Incorporation) 501C3 Non Profit
Đối với một số hội đoàn hay cơ sở tôn giáo muốn được hưởng quy chế Non Profit. Nội Quy (By Laws) phải duy trì theo luật lệ của Tiểu Bang và IRS.
Bầu Cử Tổng Hội Nha Kỹ Thuật Washington D.C. 2018
Đề cử: C/H Hoàng Như Bá, C/H Nguyễn Đức Nhữ và C/H Chung Tử Ngọc.
C/H Nguyễn Đức Nhữ từ chối. Kết quả: C/H Hoàng Như Bá 22/40 C/H Chung Tử Ngọc 8/40
WESTMINSTER, California (NV) –
Những “xung đột” xảy ra tại chùa Bảo Quang giữa những người đang giữ
vai trò điều hành trong Hội Đồng Quản Trị (HĐQT – Board of Directors) và
tân trụ trì cùng một nhóm Phật tử kể từ Tháng Chín, 2019 đến nay vẫn
còn đang tiếp diễn, thậm chí có chiều hướng gia tăng theo những gì được
công bố trên một số báo đài.
Nhân sự kiện này, nhật báo Người Việt đã mời Luật Sư Trương Phú Hòa
hiện có văn phòng tại thành phố Fountain Valley, miền Nam California, là
người đã hành nghề luật từ năm 1991, chuyên về luật thương mại, trả lời
một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề của chùa Bảo Quang.
Trong đó, Luật Sư Hòa có nói, “Hiện tại những người trong HĐQT không phải là bất hợp pháp ‘illegal’ mà chỉ là quá hạn bầu bán.”
Ông cũng cho rằng, “Khi một vị trụ trì mất đi mà nói ‘tôi để cái này
lại cho người này, cho người kia’ là vị đó đã vi phạm Điều Lệ, tức ‘By
Law,’ vì luật của tiểu bang không cho tẩu tán hay phân chia tài sản của
‘non-profit organizations.'”
Chùa Bảo Quang, một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Quận Cam nói
chung và Little Saigon nói riêng, do cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh
sáng lập vào năm 1990 theo quy chế “non-profit corporation” (công hội
bất vụ lợi).
Trước khi cố hòa thượng viên tịch, chùa Bảo Quang, tên gọi đầy đủ là
Vietnamese-American Center For Buddhism and Charitable Services – Bao
Quang, có một ban điều hành, cũng là HĐQT, với ba thành viên, trong đó
Hòa Thượng Thích Quảng Thanh vừa là trụ trì vừa là chủ tịch, ông Lộc
Hoàng Bạch là thư ký và bà Christie Hoàng Bạch là thủ quỹ.
Mặt tiền chùa Bảo Quang trên đường Newhope, thành phố Santa Ana, California. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Trong những ngày cuối đời, ngay trên giường bệnh, người sáng lập chùa
Bảo Quang đã “di ngôn” lại rằng cháu ông, Thượng Tọa Thích Phước Hậu
(tức Ðại Ðức Thích Nguyên Thông) từ Việt Nam sang Mỹ theo visa du lịch
vào Tháng Năm, 2019, sẽ làm trụ trì, ông Lộc Bạch và bà Christie Bạch sẽ
tiếp tục ở trong HĐQT.
Tuy nhiên, sau lễ cúng 100 ngày mất của Hòa Thượng Thích Quảng Thanh
vào Tháng Chín, 2019, sự mâu thuẫn giữa vị tân trụ trì và HĐQT bùng phát
liên quan đến việc “ai có quyền đối với các quyết định của ngôi chùa,”
đặc biệt là nổi lên dư luận “các thành viên HĐQT muốn cướp chùa,” kéo
theo phản ứng của nhiều Phật tử đứng về cả hai phía.
Đỉnh điểm là vào ngày Thứ Ba, 26 Tháng Mười Một, ông Lộc Bạch, chủ
tịch HĐQT, đến chùa với mục đích kiểm tra tài sản theo thông báo đã được
đưa ra trước đó 5 ngày. Tuy nhiên, tân trụ trì đã không có mặt để mở
cửa những nơi cần thiết, đồng thời một số Phật tử đã lên tiếng chống
đối, cũng như hô to những câu “Đả đảo cướp chùa.” (Xem thêm ở đây)
Mời quý vị theo dõi nội dung cuộc phỏng vấn của phóng viên Người Việt và Luật Sư Trương Phú Hòa
***
Người Việt:Kính thưa luật sư, liên quan đến
những vấn đề đang diễn ra tại chùa Bảo Quang ở Santa Ana thu hút sự quan
tâm của rất nhiều độc giả, xin luật sư giải thích thêm về ý nghĩa của
một tổ chức hoạt động theo quy chế bất vụ lợi, cụ thể ở đây là chùa Bảo
Quang, là như thế nào?
Luật Sư Trương Phú Hòa: Tiểu bang California có
nguyên bộ luật nói về cách thức hoạt động của các công ty trong tiểu
bang. Bộ luật đó chia ra làm 2 loại công ty. Một loại là công ty “for
profit organizations,” tức là công ty hoạt động để sinh lợi tức cho các
người chủ trương. Một loại là “non-profit organizations,” tức là công ty
hoạt động không để kiếm lợi. Luật chi phối cho hai loại công ty này
hoàn toàn khác nhau.
Công ty “for profit organizations” có mục đích lợi nhuận, có chủ nhân
rõ ràng, có thể là cá nhân, hoặc một công ty khác, có thể là chủ nhân
của công ty xin phép tiểu bang được thành lập.
Trong khi đó, công ty “non-profit organizations” thì hoàn toàn khác
những công ty thương mại. Với những công ty này, chính phủ cho phép hoạt
động là để khuếch trương các hoạt động vô vụ lợi, những người được
hưởng lợi là dân chúng tiểu bang. Thành ra tiểu bang California có
những quy luật đặc biệt đòi hỏi những công ty “non-profit organizations
hay corporations” phải thi hành đúng.
Để một công ty được hoạt động trong tiểu bang California thì khởi đầu
họ phải xin một giấy phép hoạt động, giấy phép đó được gọi là “articles
of incorporation.”
Giấy
phép hoạt động “articles of incorporation” của chùa Bảo Quang do tiểu
bang California cấp Tháng Ba, 1990. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Với chùa Bảo Quang, thì giấy phép này được nộp và được cho phép hoạt
động từ Tháng Ba, 1990. Trong giấy phép này, ở điều khoản số II có nói
rõ ràng là “để phát huy tín ngưỡng Phật Giáo.”
Xin quý vị hiểu rõ là giấy cho phép hoạt động “articles of
incorporation” chỉ có hiệu lực giữa công hội này với người xin giấy
phép, không dính dáng đến vấn đề thuế. Cho nên một công ty hay một nhóm
người hoạt động dưới hình thức” non-profit organization” không có nghĩa
là không phải đóng thuế.
Nếu họ muốn không phải đóng thuế thì họ phải xin giấy phép của sở
thuế liên bang. Theo điều khoản của sở thuế, các tổ chức “non-profit
organizations” hay nhóm người hoạt động dưới hình thức vô vụ lợi mà có
lợi tức trên $25,000/năm thì phải nộp một mẫu đơn 990 cho sở thuế biết
tình hình tài chánh của công ty. Đó là điều bắt buộc phải làm.
Người Việt:Thưa luật sư, với một cơ sở “non-profit corporation” như chùa Bảo Quang thì quyền sở hữu tài sản thuộc về ai?
Luật Sư Trương Phú Hòa: “Non-profit organization hay
corporation” là để phát huy những quyền lợi cho công chúng. Thế nên khi
một người đã đăng ký xin giấy phép dưới hình thức vô vụ lợi “non-profit
organization” thì không ai là chủ của tài sản đó, tài sản đó là của
công chúng, đặt dưới sự kiểm tra của tiểu bang. Khi một công ty hay một
nhóm người đăng ký hoạt động dưới hình thức vô vụ lợi mà không tiếp tục
hoạt động dưới giấy phép của tiểu bang nữa thì những tài sản đó phải
được tiểu bang theo luật lệ đem trao cho những công ty vô vụ lợi khác
chứ không được cho cá nhân hay một người riêng biệt nào.
Giấy
xác nhận chủ quyền (Corporation Grant Deed) của chùa Bảo Quang là
“Vietnamese-American Center for Buddhism and Charitable Services – Bao
Quang.” (Hình: Luyến Phạm cung cấp)
Người Việt:Như vậy, với một công ty hoạt động
bất vụ lợi thì những người điều hành, những thành viên HĐQT có quyền
mang tài sản đó đi cho hay đi bán để họ được hưởng lợi hay không?
Luật Sư Trương Phú Hòa: Khi nhận trách nhiệm điều
hành công ty vô vụ lợi thì thành viên HĐQT phải giữ uy tín là bảo tồn
tài sản của công ty vô vụ lợi này cho quần chúng chứ không được cho
riêng một cá nhân hay một nhóm người nào có liên đới quyền lợi.
Như với chùa Bảo Quang, giấy phép mà tiểu bang cấp cho hoạt động là
để phát huy tinh thần Phật Giáo thì tất cả những gì họ nhận vào như
tiền, tài sản hay bất cứ thứ gì cũng đều nhằm mục đích phát huy tôn
giáo, không được sử dụng cho mục đích cá nhân hay riêng tư nào hết.
Người Việt:Như vậy, với một ngôi chùa hoạt động
theo quy chế bất vụ lợi, mà vị trụ trì khi mất đi lại di ngôn lại cho
một người nào đó quyền được trụ trì ngôi chùa, thì điều đó có được xem
là hợp pháp không?
Luật Sư Trương Phú Hòa: Trụ trì không có quyền để
lại di chúc (will), vì đó là quyền cá nhân của một người để phân chia
tài sản. Hơn nữa, tài sản của một tổ chức bất vụ lợi không thuộc về bất
cứ một cá nhân hay công ty nào khác, mà nó thuộc về quần chúng và tiểu
bang dùng để phát huy tinh thần của “article of incorporation.”
Thế nên khi một vị trụ trì mất đi mà nói ‘tôi để cái này lại cho
người này, cho người kia’ là vị đó đã vi phạm Điều Lệ, tức “By Law,” vì
luật của tiểu bang không cho tẩu tán hay phân chia tài sản của
“non-profit organizations.” Nếu vị trụ trì có tài sản riêng thì ông ấy
có quyền chia riêng theo di chúc, nhưng chùa thuộc về tổ chức bất vụ lợi
thì không có quyền đụng đến vì đó là tài sản của quần chúng.
Người Việt: Xin luật sư giải thích “By Law” có ý nghĩa như thế nào đối với một công ty, cụ thể ở đây là một ngôi chùa?
Luật Sư Trương Phú Hòa: “By Law” (Điều Lệ), giống
như một khế ước mà những người thành lập công ty xem như quy luật của
công ty. “By law” đó cũng như một hình thức mình hứa với tiểu bang khi
mình được giấy phép hoạt động thì mình sẽ thi hành đúng luật pháp đòi
hỏi, để tiểu bang duy trì giấy phép hoạt động “non-profit corporation”
cho công ty.
“By Law” của chùa Bảo Quang. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Nếu không thi hành đúng “By Law” thì tiểu bang có quyền rút giấy phép không cho hoạt động.
Tôi xin nói rõ hơn là “By Law” của một công ty bất vụ lợi khác với “By Law” của một công ty hoạt động vì lợi tức.
Những người nhận trách nhiệm thi hành “By law” của công ty bất vụ lợi
phải có nhiệm vụ và trách nhiệm bảo tồn tài sản và những gì trực thuộc
công ty đó. Nếu giờ đây họ phung phí, mang tài sản cho cá nhân hay làm
không đúng theo quy định là phát huy tinh thần của “article of
incorporation” thì đó là vi phạm nặng nề trách nhiệm đối với tiểu bang,
kể cả đối với quần chúng mà họ đã được giao.
Một
số Phật tử (trái) ngăn không cho ông Lộc Bạch (phải), chủ tịch HĐQT
chùa Bảo Quang kiểm tra tài sàn của chùa. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Người Việt:Xin luật sư cho biết khi HĐQT của
một tổ chức bất vụ lợi bị các thành viên phản đối hay tranh chấp thì
biện pháp giải quyết là như thế nào?
Luật Sư Trương Phú Hòa: Board of Directors, tức
HĐQT, được thành lập là do sự bầu bán của quần chúng, vì đây là công ty
của quần chúng. Cho nên nếu HĐQT không thi hành đúng luật của tiểu bang
về bầu bán thì HĐQT đó cũng đã gián tiếp vi phạm luật.
HĐQT là người nắm quyền trong công ty vô vụ lợi mà làm những điều sai
thì quần chúng có quyền đòi hỏi bầu bán lại, vì quần chúng là chủ nhân
của tổ chức bất vụ lợi này.
Người Việt:Như vậy, những người trong HĐQT của
chùa Bảo Quang mà không qua bầu bán, thì họ có quyền hạn tiếp tục đối
với vai trò quản trị ngôi chùa đó không?
Luật Sư Trương Phú Hòa: Hiện tại những người trong
HĐQT không phải là bất hợp pháp “illegal” mà chỉ là quá hạn bầu bán. Bởi
vì theo “By Law,” khế ước của chùa, thì mỗi hai năm họ phải tổ chức bầu
lại, nhưng những người này không tổ chức bầu thành ra họ chỉ vi phạm
nội quy, chứ không có nghĩa là họ là “illegal” trái luật.
Người Việt:Như vậy ai sẽ là người đứng ra tổ chức bầu lại HĐQT mới?
Luật Sư Trương Phú Hòa: HĐQT hiện tại phải là người
đứng ra tổ chức việc bầu bán lại. Họ phải làm theo đúng những gì “By
Law” nêu ra. Không thể nào có chuyện một nhóm người tự động đứng ra bầu
bán một ban điều hành mới rồi gửi danh sách lên cho tiểu bang, điều đó
là không hợp pháp.
Xin nhắc lại là HĐQT hiệu hữu mặc dù không làm theo đúng nội quy “By
Law” nhưng họ vẫn là người có quyền hành, và quyền hành của họ là phải
thi hành đúng nội quy. Việc tổ chức bầu lại HĐQT theo khế ước “By Law”
là để làm giảm trách nhiệm của họ chứ không là họ lại tiếp tục vi phạm
nội quy nữa.
Người Việt:Thưa luật sư, liên quan đến việc
HĐQT của chùa Bảo Quang muốn kiểm tra tài sản của chùa nhưng vị trụ trì
không hợp tác, không mở cửa, thì sự việc này đúng sai như thế nào?
Luật Sư Trương Phú Hòa: Trước tiên HĐQT phải làm
đúng thủ tục tức là ra thông báo cho tất cả mọi người biết lý do vì sao
họ muốn kiểm tra, ví dụ như vì thấy có dấu hiệu mất mát, phải có ngày
giờ, có thời gian tính… chứ không phải tự dưng muốn kiểm tra là kiểm
tra.
Về phần vị trụ trì không đồng ý mở cửa để cho HĐQT kiểm tra tài sản
là người trụ trì sai. Trụ trì không có quyền cấm HĐQT làm chuyện đó, vì
HĐQT có quyền cao hơn ông trụ trì. Về mặt pháp lý giấy tờ, HĐQT vẫn là
người chịu trách nhiệm về việc bảo quản tài sản của ngôi chùa.
Người Việt:Cám ơn luật sư đã dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn này. (Ngọc Lan)
SANTA ANA, California (NV) – “Xin lỗi đây là cuộc
họp do Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) tổ chức…” – “Chúng tôi xin hỏi HĐQT đến
đây với tư cách gì?” – “Đồ chó giữ nhà” – “Thầy Nhuận Hùng đi ra khỏi
chùa! Get out!” – “Tức nước phải vỡ bờ, hôm nay chúng tôi phải nói sự
thật” – “Thầy không xứng đáng là một vị thầy tu”…
Tiếng la lối. Tiếng cự cãi. Tiếng gào thét. Những ngón tay được đưa
lên xỉa xói vào mặt người khác, cả vào mặt những vị đang mặc áo cà sa,
cả những lời thách thức đánh nhau, là những gì đã xảy ra ngay trong
chánh điện của chùa Bảo Quang, Santa Ana, một trong những ngôi chùa lớn
nhất, nổi tiếng nhất ở Orange County vào sáng Thứ Năm, 12 Tháng Mười
Hai, 2019.
Trong thời gian qua, sự xung đột giữa những thành viên trong HĐQT
chùa Bảo Quang cùng tân trụ trì và một số Phật tử diễn ra càng lúc càng
gay cấn, liên quan đến quyền điều hành hợp pháp ngôi chùa do cố Hòa
Thượng Thích Quảng Thanh xây dựng từ năm 2002.
Sau khi HĐQT bất lực trong việc muốn kiểm tra tài sản của chùa vào
ngày 21 Tháng Mười Một do gặp phải sự chống đối của một số Phật tử, HĐQT
lại ra thông báo tổ chức cuộc họp khác vào lúc 11 giờ sáng Thứ Năm, 12
Tháng Mười Hai, với mục đích “minh bạch hóa toàn bộ thông tin tài chánh,
tài sản, ban điều hành hợp pháp theo luật pháp hiện hành của chùa Bảo
Quang.”
Tuy nhiên, cuộc họp này, thêm một lần nữa, bất thành.
Đại náo chánh điện
Theo dự kiến ban đầu của HĐQT, cuộc họp báo được tổ chức bên ngoài chánh điện, với một số ghế đã được sắp đặt sẵn.
Tuy nhiên, ngay khi cuộc họp chuẩn bị bắt đầu, Thượng Tọa Thích Phước Hậu, trụ trì chùa, yêu cầu họp ngay trong chánh điện.
Thượng
Tọa Thích Phước Hậu, trụ trì chùa Bảo Quang, lên tiếng giải thích những
điều mà ông cho rằng “tức nước vỡ bờ.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Hai chiếc bàn được đặt lên phía trên, như chia sẵn hai phe đối lập.
Một bên có ông Lộc Bạch, đại diện HĐQT, ông Luyến Phạm, Phật tử, phát
ngôn viên của HĐQT do các thành viên HĐQT không nói rành tiếng Việt,
Thượng Tọa Thích Nhuận Hùng, người được xem đã cùng cố Hòa Thượng Thích
Quảng Thanh bỏ nhiều công sức trong nhiều năm để xây dựng nên ngôi chùa,
và Thượng Tọa Thích Huệ Minh, trị sự của chùa (theo di ngôn của vị sáng
lập chùa Bảo Quang).
Phía bên kia có Thượng Tọa Thích Phước Hậu, tân trụ trì chùa Bảo
Quang; Thượng Tọa Thích Tuệ Đạt hiện đang sống tại chùa Bảo Quang; ông
Tony Bùi, một Phật tử, và một vị luật sư đại diện cho phía trụ trì.
Rất đông Phật tử cũng có mặt theo dõi cuộc họp.
Ông Luyến Phạm, đại diện HĐQT, mở đầu cuộc họp giới thiệu sự có mặt
của hai vị Thượng Tọa Thích Nhuận Hùng và Thích Huệ Minh, hiện cả hai
đều không sống trong chùa Bảo Quang.
Ông Luyến nhắc lại hai điều có trong “di ngôn” của cố Hòa Thượng
Thích Quảng Thanh, đó là việc Thượng Tọa Phước Hậu sẽ giữ vai trò trụ
trì, và việc Thượng Tọa Huệ Minh sẽ là trị sự của chùa.
Khi ông Luyến đang nêu ra vài câu hỏi với vị trụ trì hiện tại để xác
định lý do vì sao vị trị sự không tiếp tục ở trong chùa trong khoảng hai
tháng qua, cũng như trong khi Thượng Tọa Thích Huệ Minh đang trình bày
lý do vì sao ông đến sống tại chùa Bảo Quang, thì ông Tony Bùi bắt đầu
cắt ngang bằng cách nêu vấn đề về tính hợp pháp của các thành viên HĐQT.
“Chùa đang đi sai pháp luật, HĐQT vi phạm ‘By Law,’ cho nên hôm nay
chúng tôi xin hỏi HĐQT đến đây với tư cách gì? Quý vị cho chúng tôi biết
quý vị vi phạm điều khoản nào trong ‘By Law’ để chúng tôi hợp sức cùng
tất cả Phật tử cùng chấn chỉnh lại,” ông Tony lên tiếng.
Một
người phụ nữ (phải) chỉ vào cả Thượng Tọa Thích Nhuận Hùng lẫn Thượng
Tọa Thích Huệ Minh nói bằng giọng run run xúc động, “Những tên này sẽ bị
đọa hết! Gian dối!” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Ông tiếp tục nói lớn, “Xin quý vị cho biết HĐQT bao gồm những ai? Mấy
người?” trong khi phía ông Luyến, và ông Lộc lên tiếng nhắc “Ông Tony,
HĐQT đang nói! Ông Tony, đề nghị ông yên lặng, đây là cuộc họp do HĐQT
tổ chức…”
Tuy nhiên, bất chấp lời lên tiếng của HĐQT, ông Tony tiếp tục mời ông luật sư giải thích về nội dung của “By Law.”
Ông luật sư cho biết ông “đã làm cố vấn cho ngôi chùa này từ hơn 10
năm, và theo điều lệ của chùa thì từ nhiều năm qua, HĐQT đã không tổ
chức bầu cử…”
Trong tiếng la ó phản đối của Phật tử đứng về cả hai phía, ông Tony
nói thêm rằng “luật sư đã có bằng chứng cho thấy ông Lộc đã chuyển tài
khoản của chùa vào tài khoản cá nhân ông Lộc.”
“Nếu quý vị không chứng minh được quý vị là HĐQT thì chúng tôi sẽ mời
cảnh sát đến để mời quý vị ra khỏi chùa,” ông Tony nói tiếp trên micro
trong lúc không khí trong chùa càng lúc càng ồn ào.
Cũng thời điểm đó, ông Lộc, trong vai trò là chủ tịch HĐQT về mặt
pháp lý, yêu cầu ông Tony ra khỏi phòng họp cũng như gọi nhân viên bảo
vệ đến mời ông Tony ra. Nhưng các nhân viên bảo vệ người bản xứ không
hiểu tiếng Việt, cũng tỏ ra lúng túng trước sự to tiếng của một số Phật
tử, cũng như bất ngờ trước những hành động chỉ tay vô mặt họ để cự cãi
của một vài người Việt có mặt.
Không khí trong chánh điện mỗi lúc một náo động hơn khi một người nào
đó đã rút dây điện cắt tiếng trên microphone mà ông Tony đang nói.
Kể từ lúc đó, tình hình gần như trở nên hỗn loạn khi HĐQT không thể
tiếp tục cuộc họp, các Phật tử hai bên tranh cãi nhau, tiếng của những
Phật tử “cướp diễn đàn” nói ra rả trên micro.
Một người phụ nữ tỏ ra giận dữ, chỉ tay vào Thượng Tọa Thích Huệ Minh
nói, “Thầy không xứng đáng là một vị tu, thầy suy nghĩ đi.”
Một người phụ nữ khác nữa thì chỉ tay vào cả Thượng Tọa Thích Nhuận
Hùng lẫn Thích Huệ Minh nói bằng giọng run run xúc động, “Những tên này
sẽ bị đọa hết! Gian dối!”
Cảnh sát Santa Ana (trái) trao đổi với các thành viên Hội Đồng Quản Trị của chùa Bảo Quang. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Một số Phật tử khác tỏ thái độ bất bình trước hành động và lời nói
của những người phụ nữ này. Trong khi đó, hai vị thượng tọa chỉ ngồi
yên, và niệm “Nam mô a di đà Phật.”
Cảnh sát Santa Ana được gọi đến. Tuy nhiên, cảnh sát cho biết họ chỉ
làm nhiệm vụ giữ cho chùa được bình yên, không xảy ra xô xát, và họ
không có quyền bắt bên nào yên lặng vì đây là nơi tự do ngôn luận, cũng
như không mời bất kỳ ai ra khỏi chùa nếu như không có xô xát, phá hoại
chùa, vì chùa là tổ chức bất vụ lợi và ai cũng có quyền đến cầu nguyện.
HĐQT: ‘By Law’ mà ông Tony Bùi thường nói là không có thật
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt về những gì đang diễn ra cũng
như nội dung của “By Law” mà ông Tony cho biết, cô Christie Bạch, một
thành viên của HĐQT chùa Bảo Quang, nói rằng, “Chúng tôi không thể nào
hoàn thành được cuộc họp khi nó cứ liên tục bị phá như thế này. Thật sự
chưa bao giờ chúng tôi nhìn thấy cái ‘By Law’ mà họ đưa ra trong thời
gian qua. Vì theo giấy tờ họ đưa ra thì thầy Hùng đã có tên trong ‘board
of directors’ từ năm 1990, trong khi thầy Hùng sang Mỹ năm 1991.”
Trong khi đó, ông Lộc Bạch cho rằng, “Tôi tham gia HĐQT từ năm 2001.
Theo quy chế của non-profit thì mỗi năm ít nhất có một lần các thành
viên HĐQT gặp lại để nói chuyện. Tôi, thầy Quảng Thanh và Christie Bạch
mỗi đầu năm đều gặp nhau để nói chuyện xem trong năm đó chùa Bảo Quang
sẽ làm gì.”
“Trong 18 năm qua chưa bao giờ xảy ra tình trạng này. Tôi cũng muốn
nêu lên một câu hỏi hỏi là họ nói rằng chúng tôi không theo ‘By Law’ của
chùa, vậy sao từ lúc thầy Quảng Thanh còn sống ở đây sao không bao giờ
họ nói gì hết,” ông Lộc cố gắng diễn đạt những gì muốn nói bằng tiếng
Việt.
Với câu hỏi của Người Việt, “Theo quý vị, lý do xảy ra tình trạng này
vào lúc này là gì? Mấu chốt của vấn đề là từ đâu?” ông Luyến trả lời
một cách ngắn gọn, “Mấu chốt của vấn đề là có một số người muốn vào
‘board or directors’ để quản lý chùa.”
“Mục đích chúng tôi muốn họp ngày hôm nay là để nói tờ giấy ‘By Law’
mà ông Tony Bùi thường nói là không có thật,” ông Luyến nói trước mọi
người.
Cuộc
họp diễn ra vào trưa Thứ Năm, 12 Tháng Mười Hai, 2019, do Hội Đồng Quản
Trị chùa Bảo Quang tổ chức đã trở nên hỗn loạn vì bị một số Phật tử
chống đối. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Trụ trì Thích Phước Hậu lần đầu lên tiếng vì “tức nước vỡ bờ”
Khoảng hơn 40 phút sau khi khung cảnh hỗn loạn trong chánh điện diễn
ra, thì vị trụ trì, sau khi ngồi nhắm mắt như đang thiền, đã mang ra một
số giấy tờ và lên tiếng.“Chúng tôi là người từ Việt Nam mới sang, không biết ‘receipt’ là cái
gì, chỉ biết biên lai thôi, thì giấy tờ tôi có đầy đủ. Chúng tôi người
tu hành, không biện bạch, chúng tôi nói gì cũng có bằng chứng. Giờ mời
chú Lộc Bạch qua để chúng tôi giao giấy tờ,” Thượng Tọa Thích Phước Hậu
bắt đầu.
Khi ông Luyến cho rằng “ngày hôm nay chưa tiến hành bàn giao được”
thì thầy trụ trì trả lời thẳng thắn, “Không, hôm nay tôi muốn giao giấy
tờ rõ ràng để mọi người làm chứng. Còn không nhận hôm nay thì bữa sau
tôi sẽ không làm theo yêu cầu của quý vị.”
Trong khi vị trụ trì bày giấy tờ ra bàn, và đang cố gắng trình bày
chi tiết việc thu chi trước mặt báo chí thì ông Tony Bùi lại ngồi phía
trong chánh điện dùng micro cất giọng át tiếng vị trụ trì để yêu cầu
HĐQT đi ra khỏi chùa. Đồng thời, một số Phật tử lại tự thu gom giấy tờ
Thượng Tọa Phước Hậu bày ra để cất vào túi nylon kèm theo những câu nói,
“Coi chừng sa bẫy tụi nó.”
Tuy vậy, Thượng Tọa Thích Phước Hậu vẫn tiếp tục, sau khi nhờ người
yêu cầu ông Tony im lặng. Ông nói, “Chúng tôi là người tu hành lâu nay
oan ức không bày tỏ, hôm nay chúng tôi muốn mọi sự đâu vào đó cho rõ
ràng. Tức nước phải vỡ bờ. Hôm nay chúng tôi phải nói sự thật, tôi xin
tất cả báo đài phải viết rõ, chúng tôi là người xuất gia, lo cho Phật
sự, gia đình bên chú Na, tức Lộc Bạch, kêu đưa ‘receipt’ tôi không biết
‘receipt,’ tôi chỉ biết biên lai, kêu đưa biên lai thì tôi biết, tôi đưa
biên lai từ việc lớn tới việc nhỏ, tất cả tôi đều đưa cho gia đình cô
Thương (mẹ của Lộc).”
Trong phần trình bày của mình, vị trụ trì cho rằng, “Tôi chi tiền ai
kêu chi gì ông chi nấy, bà Thương không đưa tiền, rồi giờ họ nói tôi đưa
‘receipt.’ Vậy là họ đã tính toán gài gì tôi đây?”
Ông cũng cho biết số tiền $200,000 ông từng nhận theo lời cố Hòa
Thượng Thích Quảng Thanh, trong đó yêu cầu gửi về Việt Nam $100,000
nhưng ông chỉ gửi $50,000 (có giấy tờ ghi lại gửi cho ai), vì “tôi thấy
đám tang này tốn rất nhiều tiền cho nên tôi không gửi hết số tiền đó.”
“Hổm rày chúng tôi gửi gắm nhiều người nhắn chuyển dùm chú Na số giấy
tờ này mà không ai nhận hết, vậy là có mục đích gì?,” vị trụ trì nêu
câu hỏi.
Ông nhắc lại, “Chúng tôi muốn chú Na nhận toàn bộ giấy tờ này có ghi
thu chi rõ ràng. Còn không nhận hôm nay thì bữa sau tôi sẽ không làm
theo yêu cầu của quý vị.”
Cũng trong cuộc nói chuyện này, Thượng Tọa Thích Phước Hậu cho biết,
“Trong thời gian qua, cô Thương, Na (Lộc) và Đại (con rể bà Thương) nói
gì với tôi, tôi đều có ghi âm lại, trên 300 cuộc, hăm dọa tôi thế nào
tôi đều có bằng chứng. Tôi là người đi tu, không biện bạch, không quanh
co. Có vấn đề tôi sống để bụng, chết mang theo. Ơn nghĩa của cô nhà bếp
giúp chú tôi từ bao năm qua, tôi nghĩ ơn đó mà im lặng trước những cuộc
gọi đó. Thầy Quảng Thanh có đưa cho tôi những bộ hồ sơ đầy đủ về pháp lý
của chùa này. Nếu ai muốn tốt cho chùa Bảo Quang thì đóng góp xây dựng
cho chùa ngày tốt đẹp hơn. Chúng ta nên có một sự sáng suốt nhận biết
đúng sai, đừng nghe những gì báo chí nói.” (Ngọc Lan)—- Liên lạc tác giả: ngoclan@nguoi-viet.com